Chăm sóc sân vườn: Những quy tắc cần nhớ
Sân vườn luôn luôn cần sự chăm sóc thường xuyên để luôn đẹp và sạch sẽ, để giảm thời gian công sức chăm sóc cần lưu ý một số điểm sau:
1. Lựa chọn cây chịu bóng và chịu nắng
Ngay từ ban đầu thi công sân vườn nên chọn đúng những chủng loại cây có sinh lý phù hợp với điều kiện khí hậu của sân vườn. Việc này nhằm đảm bảo cây sống tốt và tránh phải thay cây thường xuyên. Gợi ý một số cây ưa nắng: Chuối mỏ két, huyết dụ, liễu hồng, đông hầu, lài tây, mai vạn phúc, lan rẻ quạt, ngâu, nguyệt quế,.. những chủng loại ưa bóng râm: Mật cật, tróc bạc, ngọc ngân, phú quý, phúc lộc thọ, lưỡi hổ, lan ý,…
Cảnh quan chịu bóng râm
Cảnh quan ưa nắng
2. Khu vực bể bơi
Lựa chọn chủng loại cây không có lá hoặc lá to, ít rụng lá trồng gần khu vực hồ bơi, để tránh gây tắt nghẽn, nếu sử dụng các chủng loại rụng lá nhiều, lá nhỏ rất dễ làm hư hỏng hệ thống lọc của hồ bơi và phải thay nước thường xuyên. Một số chủng loại cây gợi ý trồng khu vực gần hồ bơi: Sứ (Đại), Phát tài núi, Cau, Dừa, Chuối mỏ két, Thiên tuế…những cây lá kim.
Sử dụng cây Phát tài núi, Cau nga mi, Thiên tuế quanh hồ bơi
3. Bón phân
Một khu vườn được chăm bón tốt phát triển nhanh hơn và không bị sâu bệnh. Ta có thể sử dụng các loại phân hữu cơ, sinh học không độc hại với môi trường như giun đất, trùng quế,… ngoài ra có thể sử dụng phân được ủ từ rác thải thực phẩm gia đình sẽ tiết kiệm và an toàn với môi trường.
Hỗ trợ cây sinh trưởng tốt bằng việc bón phân
4. Kích thước cây trưởng thành
Trước khi trồng bất kỳ loài nào, hãy tìm hiểu xem nó sẽ phát triển bao nhiêu để bạn không phải thay đổi địa điểm và loại gốc của nó là gì. Ví dụ, Sanh si là một loại cây có rễ sâu và xâm lấn, có khả năng làm vỡ các đường ống và sàn nhà biến dạng . Trồng nó trong chậu, tốt nhất là bê tông cốt thép để hạn chế sự phát triển của nó.
Cố định những cây có rễ ăn sâu
5. Cây bám tường
Dây leo thường có rễ bám vào tường hoặc trụi lá vào mùa đông và làm hỏng tường. Để bảo trì mà không cần cắt tỉa, ta sẽ lót mảng kẽm, sơ dừa hoặc thanh gỗ ngăn cách giữa cây leo và tường. Vừa có tác dụng tránh hư hỏng tường vừa là nguồn thức ăn cho rễ cây.
Sử dụng thanh gỗ ngăn tường và cây leo
6. Hành lang, lối đi nhỏ
Các khu vực lưu thông hẹp, tránh trồng các loài có gai và lá nhọn, ví dụ như Xương rồng, Thiên tuế, Agao. Chọn những cây có thể được kiểm soát bằng cách cắt tỉa. Sử dụng một số chủng loại: Chuối mỏ két, cau, nguyệt quế, mai vạn phúc,… những cây chịu được độ ẩm và nắng yếu.
7. Những cây mọc lan, phủ nền
Những cây như Thanh tú, Cẩm thạch, Cẩm tú mai,…sinh trưởng rất mạnh và rất đẹp nhưng cần được cắt tỉa và tránh mọc tràn lan, để khắc phục tình trạng này cần phân cách chúng bằng sỏi, cắt hoặc đá vừa tạo đường nét cảnh quan vừa hạn chế công bảo dưỡng cắt tỉa.
8. Gió
Với sân vườn nhiều gió nên hạn chế trồng những loại cây có lá dài và rộng, vì rất dễ bị gió xé làm mất mỹ quan sân vườn. Gợi ý một số cây có thể trồng trong sân vườn có khí hậu nhiều gió: Cau, dừa, phát tài, cô tòng, …
Liên hệ:
CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN PHUOC LANDSCAPE
SĐT: 0901 425 985 – 035 488 4892
Email: PhuocLandscapeArch@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/thietkethicongbaoduongcanhquan/
0 comments